Yahoo Answers is shutting down on May 4th, 2021 (Eastern Time) and beginning April 20th, 2021 (Eastern Time) the Yahoo Answers website will be in read-only mode. There will be no changes to other Yahoo properties or services, or your Yahoo account. You can find more information about the Yahoo Answers shutdown and how to download your data on this help page.

Bạn biết gì về nước Israel?

3 Answers

Rating
  • Anonymous
    1 decade ago
    Favorite Answer

    Israel (cũng được gọi là Nhà nước Do Thái) là một quốc gia theo chế độ cộng hòa ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Trung Hải. Tên "Israel" có nghĩa là "người đã đấu với Thiên Chúa", và tên đó bắt nguồn từ đoạn Sáng thế ký 32:28 của Kinh Thánh, trong đó Jacob được đổi tên là Israel sau khi đấu với một người tấn công thần bí vô danh. Tên Israel trong tiếng Do Thái là מְדִינַת יִשְׂרָאֵל (trợ giúp·chi tiết) (không có niqqud:מדינת ישראל; chuyển tự: Medinat Yisra'el), và trong tiếng Ả Rập là دَوْلَةْ إِسْرَائِيل (chuyển tự: Dawlat Israil).

    Tên nước

    Cái tên "Israel" bắt nguồn từ trong Kinh thánh Hebrew, Jacob, tổ phụ của dân tộc Do Thái, đã được đổi tên thành Israel sau khi chiến đấu với một đối thủ thần bí[3]. Đất nước theo kinh thánh này của Jacob sau đó được gọi là "những đứa con của Israel" hay "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis".

    Các nguồn gốc lịch sử

    Xem thêm: Vương quốc Israel

    Dân tộc Do Thái bắt đầu định cư ở vùng đất Israel ngày nay từ khoảng 1800 năm TCN, sau đó di cư sang Ai Cập trong 1 thời gian trước khi nhà tiên tri Mosses dẫn dắt dân tộc Do Thái trở về đất nước Israel khoảng 1300 năm TCN. Trong thời gian sau đó, người Israel liên tục phải chiến đấu chống lại quân du mục Philistine (tổ tiên của người Palestine ngày nay) khi bộ tộc này bị đuổi khỏi quê hương của họ là đảo Crete.

    Cái tên Israel có lẽ lúc ban đầu được nhắc tới để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải một địa điểm, nhóm dân đó là người Merneptah Stele Ai Cập từ khoảng năm 1210 TCN[4]. Trong hơn 3.000 năm, người Do Thái đã coi Vùng đất Israel là quê hương của họ, nó vừa là Đất thánh và là miền Đất hứa. Vùng đất Israel là vùng đất thiêng liêng đối với người Do Thái, gồm chứa những vị trí quan trọng nhất của Do Thái giáo - gồm cả những phần còn sót lại của Đền thứ nhất và Đền thứ hai, cũng như những nghi thức liên quan tới các đền đó[5]. Bắt đầu từ khoảng năm 1200, một loạt vương quốc và quốc gia Do Thái đã tồn tại liên tục trong vùng trong hơn một thiên niên kỷ.

    Dưới thời cai trị của Babylonia, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine và (một thời gian ngắn) Sassanid, sự hiện diện của người Do Thái trong vùng bị thu hẹp vì các đế chế này đã trục xuất người Do Thái hàng loạt. Đặc biệt, thất bại của cuộc khởi nghĩa Bar Kochba chống lại Đế chế La Mã đã dẫn tới sự trục xuất hàng loạt người Do Thái ở quy mô lớn. Chính trong giai đoạn này, người La Mã đã đặt tên Syria Palaestina cho mảnh đất này để cố gắng xoá bỏ các mối liên hệ của người Do Thái với nó. Mishnah và Jerusalem Talmud, hai bản kinh tôn giáo quý giá nhất của Do Thái giáo, đã được viết ra ở vùng này và cũng trong giai đoạn này. Những người Hồi giáo chinh phục vùng đất từ tay Đế chế Byzantine năm 638. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều quốc gia Hồi giáo (chỉ bị ngắt quãng ở thời Thập tự chinh) trước khi trở thành một phần của Đế chế Ottoman năm 1519

    Source(s): Xem thêm ở đây nhé http://vi.wikipedia.org/wiki/Israel
  • TLT
    Lv 5
    1 decade ago

    Lịch sử Israel

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm

    Bài này hoặc đoạn này cần được wiki hóa. Xin hãy trình bày bài viết theo các hướng dẫn đề cập trong phần Wikipedia:Cẩm nang về văn phong, rồi bỏ chú thích này đi.

    Bài 'Lịch sử Israel' này viết về lịch sử Nước Israel hiện đại, từ khi nó được tuyên bố thành lập năm 1948 tới hiện tại. Nền độc lập của Nhà nước Israel hiện đại đã được hoàn thành năm 1948 sau hơn 60 năm nỗ lực của các nhà lãnh đạo phái Zion (Chủ nghĩa lập quốc Do Thái) nhằm thiết lập chủ quyền và quyền tự quyết trên một Tổ quốc Quốc gia Do Thái.

    Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-Roma, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người Roma năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số.

    Tuy nhiên, từ thời Holocaust, chủ nghĩa Do Thái đã lấn át trong những người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionist). Hiện hay, tất cả những người theo phái Cải cách, Bảo thủ và Chính thống đều là người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái; và thậm chí những người Do Thái Haredi đã thay đổi từ chống Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chống đối tích cực Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) thành không theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (giữ thái độ trung lập với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.) Những phong trào không theo Phục quốc Do Thái hiện nay rất hiếm thấy.

    Tới giữa thế ká»· 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cÅ©ng nhÆ° người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouins và các dân tộc thiểu số khác. Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. HÆ¡n nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv, ở ná»­a sau thế ká»· 19 xuất hiện một hình thức nhập cÆ° Do Thái mới, đa số là những người cánh tá��£ theo chủ nghÄ©a xã hội với mục tiêu đòi lại đất đai bằng cách lao động trên đó. Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sá»± Æ°u tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hÆ°Æ¡ng cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thá»±c hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sá»± và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Tuyên bố này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hÆ¡n sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền ủy trị Palestine. Vào những năm 1920, việc nhập cÆ° của những người Do thái diễn ra khá chậm chạp. Những biến động chính trị gây ra bởi sá»± khủng bố của Đức Quốc Xã tại Châu Âu đã làm gia tăng nhanh chóng làn sóng nhập cÆ° vào những năm 1930, cho đến khi Anh Quốc ban hành lệnh phong tỏa vào năm 1939.Chứng kiến sá»± tàn sát người Do thái của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai, cộng đồng quốc tế đã nỗ lá»±c giúp đỡ người Do thái thoát khỏi sá»± phong tỏa của Anh Quốc để định cÆ° tại Jerusalem. Sau Thế chiến thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới sá»± ủy trị của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vá»±c Jerusalem được đặt dưới sá»± kiểm soát của Liên hiệp quốc

    Cuộc di cư của người Do Thái tăng dần từ thập niên 1920; về căn bản cuộc di cư này tăng chủ yếu trong thập niên 1930, vì sự bất ổn chính trị tại Châu Âu với cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức đang diễn ra ở thời điểm đó, tới khi những biện pháp hạn chế được Anh Quốc đưa ra năm 1939. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự hầu như tuyệt chủng của người Do Thái tại Châu Âu với nguyên nhân từ Phát xít Đức, sự ủng hộ quốc tế cho những người Do Thái đang tìm kiếm nơi định cư tại Palestine khiến các nỗ lực của Anh nhằm ngăn chặn làn sóng này không còn kết quả.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã thông báo ý định rút lui khỏi lãnh thổ ủy trị Palestine của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành hai nhà nước, một nhà nước Ả rập và một nhà nước Do Thái, với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối nó. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine (tuy nhiên, họ không bị một ràng buộc pháp lý nào với việc chấp nhận kế hoạch bởi các nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính bắt buộc).

    Bạo lực giữa cộng đồng Ả rập và Do thái nổ ra hầu như ngay lập tức sau đó. Tới cuối thời kỳ ủy trị của Anh, người Do Thái dự định tuyên bố thành lập một nhà nước riêng rẽ, một động thái mà người Ả rập quyết tâm ngăn chặn. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, những lực lượng Anh cuối cùng rời khỏi Palestine, và người Do Thái, dưới sự chỉ đạo của David Ben Gurion, đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, theo Kế hoạch phân chia.

    Chiến tranh giành độc lập 1948 Ngay sau việc tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, các lực lượng Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan, và Liban tấn công nhà nước mới ra đời từ mọi hướng. Trong một cuộc chiến liều lĩnh và đẫm máu đặc trưng bởi sự sử dụng nhiều loại vũ khí và những chiến thuật mưu mô, Israel cuối cùng đã đẩy lùi các lực lượng thù địch, và sau đó tiến quân chiếm một số vùng lãnh thổ vốn được quy định giành riêng cho người Ả rập theo Kế hoạch phân chia và cả thành phố Jerusalem. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa hai phía, và giới tuyến trở thành đường biên giới giữa Israel và các lãnh thổ Ả rập. Như một kết quả của cuộc chiến tranh năm 1948, Israel kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đã được giành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ giành cho người Ả rập cũng như một nửa thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Các vùng lãnh thổ Ả rập còn lại là Bờ Tây và Dải Gaza; Bờ Tây do Jordan quản lý, trong khi Dải Gaza thuộc quyền quản lý của Ai Cập. Để có thêm chi tiết, xem Chiến tranh Ả rập-Israel 1948.

    Năm 1949, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, bốn thỏa thuận đình chiến đã được đàm phán và ký kết tại Rhodes, Hy Lạp, giữa Israel và các nước lân cận là Ai Cập, Jordan, Liban và Syria. Cuộc chiến tranh giành độc lập 1948-49 dẫn tới việc lãnh thổ Israel tăng thêm 50%, gồm cả phần tây Jerusalem. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại Rhodes không mang lại được một thỏa thuận dàn xếp tổng thể và bạo lực dọc theo các đường biên giới tiến tục kéo dài trong nhiều năm.

    Kết cục của cuộc chiến này, khoảng 711,000 người tị nạn Ả rập trở thành người tị nạn (Theo Ủy ban Hòa giải Liên hiệp quốc về Palestineliệu mở) và hơn 800,000 người Do Thái cũng rơi vào tình trạng tương tự. Con số sau gồm cả toàn bộ người Do Thái phải bỏ chạy hay bị trục xuất khỏi các nước Ả rập sau khi nhà nước Israel hình thành. Những nguồn tin ủng hộ người Palestine gọi đó là những người di cư, chứ không phải người tị nạn. Những người ủng hộ Israel cho rằng đó là sự trục xuất người Do Thái khỏi những vùng đất Ả rập, nhiều cộng đồng trong số đó đã được hình thành từ hơn 2000 năm trước. Theo quan điểm của đại đa số người Ả rập sự ra đời của Israel là một nguyên nhân gây ra sự tẩy rửa sắc tộc mà mục tiêu chính là những ngoời Palestine. Khoảng 600,000 người tị nạn Do Thái đã định cư tại Nhà nước Israel, họ không có ý định và cũng không muốn quay trở lại những quốc gia cũ; nhiều người tị nạn Ả rập, và con cháu họ, tới bây giờ vẫn là những người tị nạn sống trong những trại tị nạn do Cơ quan Cứu trợ và Lao động Liên hiệp quốc cho những Người tị nạn Palestine tại Cận Đông (UNRWA) thành lập. Họ là nhóm người tị nạn duy nhất không được các quốc gia thu nhận từ giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: [1]

    Ngày 5 tháng 7 năm 1950, Knesset (Nghị viện Israel) thông qua Luật Quay trở về trao cho mọi người Do Thái quyền di cư tới Israel. Thậm chí trước khi luật này được thông qua, những làn sóng nhập cư đã tăng mạnh, và được chính quyền nước này hỗ trợ. Từ năm 1947 đến năm 1950 khoảng 250,000 người còn sống sót sau những vụ diệt chủng của Phát xít Đức đã quay trở về Israel. "Chiến dịch Thảm Thần" đã đưa hàng nghìn người Do Thái gốc Yemen về Israel.

    Những năm đầu tiên nhà nước Israel mới thành lập gặp khá nhiều khó khăn, và một chính sách thắt lưng buộc bụng được đưa ra áp dụng năm 1949, và có hiệu lực mãi tới năm 1959.

  • 1 decade ago

    bạn mún hỏi về vấn đề zì chứ

Still have questions? Get your answers by asking now.