Yahoo Answers is shutting down on May 4th, 2021 (Eastern Time) and beginning April 20th, 2021 (Eastern Time) the Yahoo Answers website will be in read-only mode. There will be no changes to other Yahoo properties or services, or your Yahoo account. You can find more information about the Yahoo Answers shutdown and how to download your data on this help page.

Boo
Lv 6
Boo asked in Khoa học Tự nhiênThời tiết · 1 decade ago

Tại sao hầu hết các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đều đi qua bán đảo Luzon ( Lu Dông ) của Philippine?

Thắc mắc trên bạn nào giải đáp đc mình tặng *****

Good luck!

Update:

Bạn Liverpool định nghĩa về bão rất hay nhưng vẫn chưa phải là trọng tâm câu hỏi của mình

Bạn nào giải thích đc thắc mắc này mình cho 10đ

Good luck!

2 Answers

Rating
  • Favorite Answer

    ko biet nua

    thi chac tai philippine no o giua bien nen phai di qua no moi toi viet nam

    hahaha :d

  • 1 decade ago

    Bão chỉ hình thành trên vùng đại dương nhiệt đới, nơi có vùng nước ấm, tối thiểu là 26 độ C, không khí ẩm ướt và gió hội tụ. Một trận bão bắt đầu từ trước tiên là những đám mây tạo mưa dông . Trên đất liền, khi có mưa dông ta thấy bao giờ cũng có những trận gió lốc rất mạnh, do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao do lạnh giữa đám mây mưa và bầu không khí nóng chung quanh.

    Trên mặt biển, nếu có hai cơn mưa dông gặp nhau, những luồng gió khi gặp nhau sẽ bốc lên cao theo luồng hơi nước bốc lên mặt biển ẩm. Và ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất. Nếu hiện tượng này tiếp tục thì vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Và một cơn bão hình thành.

    Khi dòng không khí xoay tròn đạt đến tốc độ trên 118km/giờ thì một vùng khí áp cực thấp hình thành ở trung tâm dòng xoáy, ta hay gọi là mắt bão, và hút toàn bộ bầu không khí ẩm ướt trong khu vực lên cao, bổ sung lượng hơi nước, hình thành nên những đám mây ngày càng to mà mưa rơi xuống bao nhiêu cũng không vơi cạn. Như vậy, mắt bão chỉ hình thành khi tốc độ gió đạt đến trên cấp 10, 11 như cách phân loại các tốc độ gió bão ở ta .

    Mặt biển càng ấm, lượng nước bốc hơi càng nhiều thì lượng không khí ẩm bổ sung cho dòng xoáy càng nhiều và vì thế gió cũng tăng tốc. Vì vậy có thể nói, lượng nước bốc hơi chính là năng lượng của các cơn bão. Năng lượng này đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng ẩm bốc hơi.

    Mùa bão

    Phần lớn những cơn bão hình thành trong ba vùng lớn trên trái đất: tây bắc Thái Bình Dương, nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Đại Tây Dương và vịnh Mexico.

    Bão có xu hướng hình thành theo mùa. Tuỳ theo những vùng khác nhau mà số lượng và sức mạnh các cơn bão đạt đến đỉnh cao vào những tháng khác nhau. Ở vùng trung tâm Thái Bình Dương, vùng mà những cơn bão có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, bão hình thành và hoạt động nhiều vào đầu tháng 6 cho đến hết tháng 10.

    Bạn có biết?

    Khái niệm bão tố được hiểu khác nhau trên các vùng thế giới. Nếu ở Việt Nam ta chỉ có ba khái niệm về gió xoáy là lốc, áp thấp nhiệt đới và bão; thì ở Mỹ, gió trên cấp 11 mới gọi là bão (hurricane) cấp 1, còn dưới đó thì gọi là bão nhiệt đới (tropical storm). Ở các nước Nam Á và Ấn Độ Dương thì tất cả đều được gọi là gió lốc (cyclone)

    Trong những năm chịu tác động của hiện tượng El Nino, do dòng nước nóng chuyển hướng nên các cơn bão ở bờ đông nước Mỹ giảm xuống, nhưng ở vùng giữa và bờ tây Thái Bình Dương thì lại tăng lên. Hiện tượng này ngược lại trong năm chịu tác động của La Nina.

    Bão và sự dự báo

    Kể từ khi có vệ tinh nhân tạo, sự dự báo thời tiết nói chung và bão tố nói riêng trở nên dễ dàng hơn nhiều so với thời tập hợp và xử lý các số liệu từ các trạm quan trắc khí tượng mặt đất. Các bức ảnh vệ tinh có loại thông báo độ ẩm và sự bay hơi của đại dương, thông báo các dòng chảy đại dương, thông báo nhiệt độ, mây và hướng gió. Toàn bộ sẽ được tổng hợp nên các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày. Đặc biệt, khi theo dõi một cơn bão, các dữ liệu từ vệ tinh giúp các nhà phân tích dễ dàng biết được hướng đi, sức mạnh cũng như khả năng tàn phá của một cơn bão.

    Hy vọng đã giúp bạn được phần nào^^

    Source(s): google.com
Still have questions? Get your answers by asking now.